Phần mềm quản lý bán hàng bao gồm tất cả các phân hệ liên quan đến việc vân hành doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của mình.
1. Bạn sử dụng phần mềm bán hàng làm gì?
Trước khi mua phần mềm bán hàng bạn cần xác định rõ xem mình có cần sử dụng phần mềm không, nếu bạn chỉ có vài sản phẩm, giao dịch ít, bạn vẫn có thể quản lý tốt bằng excel hoặc sổ sách thông thường thì cũng không cần thiết lắm.
Tất nhiên nếu muốn nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng bằng cách sử dụng phần mềm thay vì dùng excel thì đó cũng là ý kiến không tệ.
2. Bạn bè bạn đang dùng phần mềm gì?
Tham khảo bạn bè là cách khá hiệu quả do các doanh nghiệp bạn bè hoặc các doanh nghiệp có cùng lĩnh vực, cùng nghiệp vụ vẫn đang sử dụng tốt thì chẳng có lý do gì để doanh nghiệp bạn lại không áp dụng được cả.
3. Bạn cần chức năng gì?
Các công ty phần mềm thường xây dựng rất nhiều chức năng, tuy nhiên không phải chức năng nào cũng có thể áp dụng cho doanh nghiệp bạn. Chí ít phần mềm đó cũng phải đáp ứng được các yêu cầu về phân quyền nhân viên, nghiệp vụ về quản lý kho, bán hàng, và phải có các mẫu báo cáo thống kê để theo dõi hoạt động của doanh nghiệp tốt nhất. Và quan trọng nhất là phải đưa được ra số liệu chính xác, nhanh chóng và phải đảm bảo an toàn tuyệt đối dữ liệu của doanh nghiệp.
Có rất nhiều phần mềm xây dựng theo gói cố định, rất ít khi được cập nhật các tính năng mới. Kinh nghiệm ở đây là hãy tìm các phần mềm thường xuyên cập nhật tính năng hoặc cho phép cập nhật các tính năng dễ dàng, không chỉ ở một mà còn ở nhiều điểm khác nhau.
4. Bạn dùng cho bao nhiêu điểm bán hàng?
Nếu bạn chỉ có một chi nhánh mọi chuyện thật quá đơn giản rồi. Tuy nhiên nếu kết nối nhiều điểm bán hàng, mà đột nhiên hệ thống điện, mạng cùng gặp vấn đề thì sao? Nếu bạn đang có nhiều chi nhánh, nhiều điểm bán hàng, hãy chọn cho mình các phần mềm kết nối ổn định, chính xác, hỗ trợ cả bán hàng online và offline.
Ngoài ra, bạn cần chọn cho mình phần mềm bán hàng với hệ thống phân quyền chặt chẽ, dễ dàng thêm, bớt quyền của một nhân viên nào đó theo từng chi nhánh, hỗ trợ xem báo cáo bán hàng trên một hoặc nhiều chi nhánh,…
5. Chi phí mua phần mềm?
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định tới việc chọn lựa phần mềm của bạn. Phần mềm bán hàng là sản phẩm trí tuệ vì vậy giá cả có thể chênh lệch nhau rất nhiều. Tuy nhiên, hãy chú ý tới các yếu tố mở rộng, nâng cấp của phần mềm và cả doanh nghiệp bạn vì hiện tại phần mềm có thể đáp ứng được hầu hết các yêu cầu rồi, tuy nhiên trong tương lai rất khó có thể mở rộng nâng cấp thì đó quả thật là một điều tồi tệ.
6. Có nên sử dụng phần mềm bán hàng miễn phí?
Cái gì cũng có cái giá của nó, bạn có thể tải rất nhiều phần mềm bán hàng miễn phí để trải nghiệm. Các phần mềm này thường do các cá nhân, học sinh, sinh viên viết vì vậy sẽ không thể đồng hành cùng doanh nghiệp suốt đời được. Đồng thời các phần mềm này cũng rất ít được hỗ trợ, hoặc hỗ trợ không nhiệt tình.
Ngoài ra dữ liệu bán hàng của bạn cũng không được đảm bảo toàn vẹn nhất, các số liệu, danh sách khách hàng của bạn hoàn toàn có thể bị sử dụng vào mục đích khác.
Lời Kết
Phần mềm quản lý bán hàng được sử dụng ở các nước phương tây từ rất lâu, có rất nhiều công ty công nghệ nổi tiếng trong lĩnh vực này, trong số đó có thể kể tới các công ty chuyên cung cấp các giải pháp phần mềm quản lý bán hàng như SalesForce, SAP, QuickBook, v.v…Tuy nhiên việc sở hữu bản quyền các phần mềm bán hàng này không hề rẻ, đặc biệt là khi các doanh nghiệp luôn không ngừng thay đổi chiến lược bán hàng, quy trình kinh doanh, cách thức vận hành doanh nghiệp thì việc nâng cấp phần mềm (upgrade), tuỳ chỉnh phần mềm (customize) nước ngoài sao cho phù hợp với doanh nghiệp thường rất khó do gặp rào cản về ngôn ngữ, cách bố trí và đặc biệt là chi phí để tùy chỉnh phần mềm theo yêu cầu của doanh nghiệp có thể lên tới hàng ngàn, thậm chỉ hàng trăm ngàn đô cho mỗi lần sửa đổi như thế.
Phần mềm quản lý bán hàng không phải là lĩnh vực mới ở Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng công nghệ vào kinh doanh nhận ra tầm quan trọng của việc áp dụng phần mềm quản lý vào doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chọn giải pháp sử dụng các giải pháp phần mềm có sẵn trên thị trường. Còn các doanh nghiệp lớn có nhiều chuỗi cửa hàng, nhiều chuỗi siêu thị hơn ai hết họ luôn cần phần mềm để quản lý tốt nhất doanh nghiệp mình, họ có thể tuyển đội ngũ lập trình viên để tự xây dựng cho mình hệ thống phần mềm bán hàng qua đó có thể tự phát triển thêm tính năng.
Tuy nhiên sau một thời gian vận hành, các doanh nghiệp này cũng đều gặp phải các vấn đề phát sinh do không có sự quy hoạch rõ ràng và thống nhất từ đầu. Các doanh nghiệp này vẫn phải đi tìm một đơn vị chuyên về lĩnh vực phần mềm bán hàng và hợp tác, xây dựng các tính năng tốt nhất, giúp họ quản lý được toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Hi vọng sau bài viết này các doanh nghiệp sẽ chọn được phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất cho doanh nghiệp mình.
EmoticonEmoticon